CÂY NHÃN

Liên hệ: 0938 679 763

1. Nguồn gốc cây nhãn

Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn có những ý kiển khác nhau, có tác giả cho rằng nguồn gốc của cây nhãn ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), có tác giả cho rằng gốc từ Ân Độ sau đó mới được đem đi trồng ở Malaysia và Trung Quốc, có tác giá lại cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là cái nôi của nhãn. 

Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích đạo đến VĨ tuyển 28-36, nhưng chi có một số nước trồng với diện tích lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ...

Ở nước ta nhãn được trồng khá phổ biển dọc theo suốt chiều dài của đất nước từ Bắc chí Nam. Do thu được hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây diện tích trồng nhân phát triển khá nhanh.

Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng ước đoán hiện nay diện tích trồng nhân ở nước ta vào khoảng 70-80 ngàn ha, trong đó các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 2/3 trong tổng diện tích này.

2. Đặc điểm sinh trưởng của cây nhãn

2.1. Sinh trưởng rễ cây nhãn

Rễ nhãn ăn rất sâu và rộng, ở những vùng đất đỏ tơi xốp rễ có thể ăn sâu tới 4 đến 5 m, ở những vùng đất nông thì rễ ăn nông. Rễ nhãn ăn rất rộng nói chung rộng hơn tán lá 1- 3 lần nhưng 80% tập trung trong tán, ở nơi đất xốp thì phần lớn rễ tập trung ở độ sâu 10- 100 cm và tập trung nhiều nhất ở độ sâu 50 cm trở lại. Ở nơi đất tốt thì rễ phân nhánh nhiều và ít có tình trạng rễ đuôi chuột, rễ nhãn có nấm cộng sinh giống như rễ vải.

Một năm rễ sinh trưởng làm 3 đợt. Đợt 1 vào tháng 3 - 4 lượng rễ ít, đợt 2 giữa tháng 5 giữa tháng 6 rễ phát triển mạnh, đợt 3 giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 rễ sinh trưởng yếu.

 

2.2. Sinh trưởng thân tán cây nhãn

Nhãn là cây ăn quả có tán rộng, nhãn trồng bằng hạt cây cao hơn nhãn ghép hoặc nhãn chiết. Các giống có đặc tính lùn, lá không phản quang thường cho quả đều hơn các giống nhãn khác.

Cành xuân thường mọc từ cành thu năm trước, cành hè và cành thu không mang quả hoặc cành già đã mang quả của năm trước. Khoảng tháng 1 đã bắt đầu nứt lộc, mạnh nhất là tháng 2 đến giữa tháng 3, đến giữa tháng 4 thì hết, cuối tháng tư thì cành xuân đã già. Cây nhãn hàng năm ra quả đều thì cành xuân ít, hoa quả năm trước ít thì năm sau cành xuân nhiều và mập. Những cành xuân gầy yếu nên cắt bỏ để nhãn ra cành thu thì tốt hơn.

Cành hè mọc ra từ cành xuân hoặc cành hè, cành thu của năm trước, trên cành đã ngắt quả, cành già của năm trước. Cành hè có thể ra làm 2 - 3 đợt. Đợt 1 vào trung tuần tháng 5 thường ít, đợt 2 vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Do mưa nhiều, nhiệt độ cao nên thường ra rất nhiều lộc, đợt 3 vào cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Lộc đợt này thường phát sinh ngay trên cành hè ra sớm trong năm hình thành nên 2 đợt cành trong một vụ hè.

Số lượng cành hè nhiều, ít phụ thuộc vào mùa quả trong năm. Trong năm sai quả thì cành hè ít, nước phân đầy đủ thì cành hè nhiều. Cành hè nhiều hay ít, tốt hay xấu liên quan mật thiết đến cành thu là cành mẹ của cành quả năm sau.

Cành hè là cành rất quan trọng, ngoài việc là gốc của cành thu, cành hè còn có thể trực tiếp là cành mẹ mang quả. Cành hè to, mập, lá nhiều là cành mẹ mang quả rất tốt (ở Phúc Kiến cành hè mang quả chiếm tới 58,8 - 97,4%) vì vậy sự sinh trưởng của cành hè đều đặn hàng năm là cơ sở để cho năng suất cao của nhãn.

Cành thu xuất hiện từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 10. Cây tốt thì ra sớm, đa số phát sinh sau khi hái quả 15 - 20 ngày. Cành thu có 2 loại, một loại mọc từ cành hè, một loại mọc từ cành quả mới hái. Cành thu mọc từ cành hè thường chiếm 60% từ cành quả khoảng 20 đến 21%. Trong năm quả ít hoặc không có quả, cành xuân, cành hè to khoẻ thì cành thu ít

.